Ho có đờm

Ho có đờm là hiện tượng ho đi kèm với chất dịch nhầy bị tống xuất ra khỏi đường hô hấp và đi theo con đường mũi, miệng. Tính chất của đờm thường có màu trắng, màu xanh, màu vàng, gỉ sét hoặc có lẫn máu. Mỗi màu đờm có thể phản ánh bệnh đang mắc phải.

Ho khan

Ho khan là tình trạng ho không có đờm hoặc chất nhầy kèm theo. Trẻ thường cảm thấy ngứa ngáy cổ họng và ho kéo dài, không kiểm soát được. Có nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan trong thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài

Ho khò khè

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức

Ho và thở rít

Thở rít là một âm lớn, gắt, cường độ cao. Nó được nghe tốt nhất qua đường hô hấp bên ngoài lồng ngực, và có thể trong thì hít vào, thở ra hoặc cả hai thì trong cùng thời gian

Ho Gà

Ho gà là tình trạng ho thành cơn dài, ho liên tục, ho rồi lại ho, đến nỗi trẻ không thể thở, và kết thúc cơn ho bằng một cái hít sâu tạo ra tiếng “ót” giống con gà kêu. Ho gà có thể lây lan rất dễ và nhanh qua đường hô hấp

Ho đêm

Ho đêm là tình trạng đặc trưng ho nhiều hơn và dữ dội hơn vào ban đêm so với ban ngày. Có thể ho khan hoặc ho có đờm, máu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ho đêm

Ho ông ổng

Ho ông ổng là tình trạng ho khan, không có đờm, khá đặc trưng nghe thô ông ổng như tiếng chó sủa. Nguyên nhân của ho ông ổng thường do viêm thanh khí phế quản cấp do virus (Croup)

Ho ra máu

Ho ra máu là hiện tượng ho khạc ra máu từ đường hô hấp dưới, thường liên quan đến bất thường bên trong đường thở và phổi. Lượng máu (độ nặng) trong ho ra máu có thể thay đổi: ho ra nhiều máu hoặc ho ra máu lẫn đàm.

Ho mãn tính

Ho kéo dài là khi trẻ ho liên tục trên 4 tuần. Đa số các trường hợp ho kéo dài gặp ở trẻ nhỏ (2-3 tuổi). Khoảng 5-10% học sinh cấp 1 (6-11 tuổi) có tình trạng ho kéo dài