Ho chỉ là một triệu chứng, không phải là một bệnh như lầm tưởng của nhiều người. Tuy nhiên, dù chỉ là triệu chứng, tưởng chừng đơn giản nhưng ho lại phản ánh nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ đặc biệt cần theo dõi và không được xem thường.
Ho chỉ là một phản xạ, không phải là “bệnh”
Ho là một phản xạ để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật… có ở đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) do đó ho cũng có thể coi như một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Khi có một vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp làm cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm, co thắt, bị chèn ép hoặc hít phải khói, khí độc, bụi (khói thuốc, hơi một số hóa chất như hơi của khí clo…) làm tổn thương niêm mạc đều có thể gây nên cơn ho.
Các loại ho thường gặp ở trẻ
Tùy thuộc vào tính chất của từng cơn ho mà hiện tại đang được chia thành các loại ho phổ biến như:
- Ho khan: loại ho này thường khiến chúng ta rất khó chịu, càng ho trẻ càng cảm thấy rát cổ họng, tức ngực và đôi khi thấy đau ở vùng ngang rốn (do cơ hoành bị co thắt) nhưng không thể ngừng cơn ho. Ho khan hay gặp trong bệnh cúm, cảm lạnh đột ngột, hít phải khói thuốc lá.
- Ho có đờm (nhột, vướng, ngứa trong họng): là lớp chất nhầy được tiết ra ở niêm mạc đường hô hấp khi bị viêm. Loại ho này thường gặp ở bệnh hen, viêm họng hoặc bệnh viêm phế quản (cấp và mạn tính)
- Ho một hơi, sau đó thấy trẻ bị ngợp, khó thở thường xuyên hoặc thở gấp đó là ho trong hen phế quản, suy tim…
- Ho dai dẳng kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm trời là triệu chứng của lao phổi, viêm phế quản mạn tính ở trẻ. Ho trong các trường hợp này thường về đêm, nhất là mùa lạnh và bài tiết nhiều đờm.
- Ho gà: Trẻ bị ho mà kèm chảy nước mắt, nước mũi thường là ho gà. Bệnh thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng vaccin bệnh ho gà. Cơn ho thường xuất hiện ban đêm, ho kéo dài làm cho bé đỏ mặt, chảy nước mắt, nước mũi và rất mệt mỏi do cơn ho và do cả mất ngủ kéo dài
- Ho ra máu tươi…hay gặp trong lao phổi, đôi khi gặp trong viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản. Trường hợp này, bố mẹ cần cho bé gặp bác sĩ ngay.
- Ngoài ra, ho còn có thể xảy ra khi trẻ bị dị ứng với lông thú, phấn hoa, khói…
Ho là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau
Mặc dù ho thực chất là một phản xạ để bảo vệ đường hô hấp nhưng khi tình trạng ho kéo dài thì đây lại là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác. Một số bệnh phổ biến ở trẻ thường mắc phải khi xuất hiện những tiếng ho, đặc biệt ho có đờm kèm theo. Tùy theo màu sắc đờm mà cha mẹ có thể đoán biết được bệnh của con. Các bệnh thường gặp ở trẻ liên quan đến hô hấp: bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm xoang, giãn phế quản hoặc những bệnh nặng hơn có thể là bệnh lao phổi, phù phổi cấp…
Đọc ngay bài viết để xem các dậu hiệu nhận biết:
>> Nhìn màu đờm khi ho – Đoán ngay bệnh của trẻ, cha mẹ đừng xem thường
Trẻ ho nhiều có đồng nghĩa trẻ đang mắc bệnh nặng?
Nhiều cha mẹ đang lầm tưởng rằng: trẻ càng ho nhiều, có nghĩa trẻ đang mắc bệnh nặng hơn. Nhưng theo khuyến cáo của Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ Bác sĩ Trần Anh Tuấn, “bệnh nặng hay bệnh nhẹ không phụ thuộc hoàn toàn vào việc trẻ bị ho ít hay ho nhiều”. Khi trẻ ho nhiều mà không kèm theo khó thở, sốt cao thì đôi khi ho lúc này là phản xạ tự nhiên và cần thiết để tống dị vật ra ngoài, giúp lưu thông đường thở tốt hơn.
Điểm xuất phát phản xạ ho chủ yếu nằm ở đường hô hấp trên. Vị trí phổi nằm sâu bên trong, thuộc sâu trong đường hô hấp dưới nên những trường hợp trẻ bị viêm phổi thường không bị ho nhiều như trường hợp viêm đường hô hấp trên. Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị viêm phổi khá nặng, tới mức có biến chứng phổi có mủ nhưng trẻ không hề bị ho.
Do đó, việc trẻ ho nhiều ho ít không thể phản ánh hết được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, các phản xạ chưa hoàn chỉnh, trong đó có phản xạ ho. Thay vì thế, chúng ta cần phải kết hợp với việc quan sát trẻ hiện đang thở ra sao, nhịp thở có nhanh không, có dấu hiệu nguy hiểm hay không.
Phòng và điều trị ho đúng cách
Để hạn chế tối đa trẻ bị ho, cha mẹ cần lưu ý để phòng tránh ngay cho trẻ:
- Không để trẻ tiếp xúc qua nhiều với khói thuốc lá, khói bụi, khí độc hại.
- Luôn giữ không gian trong nhà thoáng mát, sạch sẽ. Thường xuyên lau chùi, vệ sinh nhà cửa, các vật dụng trong nhà, đặc biệt là các vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc.
- Vào mùa hè, cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng điều hòa trong phòng có trẻ nhỏ, luôn điều chỉnh nhiệt độ ở mức phù hợp, không chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ ngoài trời.
- Rửa tay thường xuyên – Cha mẹ cần hướng dẫn con rửa tay đúng cách, thời gian tối thiểu 20s để hạn chế việc tiếp xúc với vi khuẩn, virus, giảm các bệnh truyền nhiễm và triệu chứng ho.
- Lưu ý về chế độ ăn uống hằng ngày cho trẻ, thường xuyên uống nước, hạn chế ăn đồ lạnh, đồ dầu mỡ.
Khi trẻ đã có biểu hiện ho, cha mẹ có nhiều cách đề điều trị cho trẻ:
- Sử dụng các bài thuốc dân gian để trị ho bằng cách sử dụng những dược liệu tự nhiên có thể có sẵn trong nhà như: quất, mật ong, củ cải, lá hẹ, húng chanh…
- Sử dụng thuốc ho thảo dược Prospan có chiết xuất từ lá thường xuân với dịch chiết độc quyền EA575. Prospan đã có nghiên cứu lâm sàng, chứng minh tính an toàn và hiệu quả; đồng thời còn nhiều đặc điểm vượt trội như không đường, không cồn, không chất tạo màu. Do đó, sản phẩm rất an toàn, được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Thực hiện biện pháp vỗ rung long đờm (chỉ áp dụng với trẻ bị ho có đờm, không phải ho khan)
- Khi trẻ bị ho kéo dài, đặc biệt kèm theo các các biểu hiện nguy hiểm khác như tím tái ở môi, ngón tay chân, thở nhanh, thở gấp, có tiếng khò khè… cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Trả lời