Khi bắt đầu đi học là lúc bé bước chân sang một chân trời mới. Con cần tăng sức đề kháng để có hành trang sức khỏe vững vàng, sẵn sàng đương đầu với mọi thay đổi và khó khăn ở môi trường mới. Cùng chuyên gia tìm hiểu mẹ nhé!
Vì sao bé dễ bị ốm khi bắt đầu đi học?
Từ khi mới sinh, bé luôn được bảo vệ bởi hệ miễn dịch thụ động được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Ở tuổi bắt đầu đi học thường là giai đoạn bé cai sữa mẹ hoàn toàn. Bé không còn các kháng thể thụ động từ sữa mẹ truyền qua nữa và hệ miễn dịch chủ động lúc này mới bắt đầu hoàn thiện. Vì hệ miễn dịch còn non yếu, sức đề kháng còn thấp, bé dễ dàng mắc bệnh hơn, thời gian ủ bệnh lâu hơn và hay tái phát nhiều lần.
Đa số các bé khi rời xa vòng tay cha mẹ để tới một môi trường mới, phải làm quen với cô giáo mới, bạn bè mới, thói quen sinh hoạt mới. Điều này khiến bé quấy khóc, biếng ăn, sụt cân, không chịu chơi đùa, tổn thương tâm lý và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Nguyên nhân tiếp theo là do ở trường, việc chăm sóc và cách ly những bé bị ốm. Do đó, bé rất dễ bị lây nhiễm bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa khi cùng ăn và dùng chung chăn gối, đồ chơi với những bạn bị ốm.
Môi trường mới khiến bé lạ lẫm, quấy khóc
Chuyên gia mách mẹ cách tăng sức đề kháng cho bé
Cho bé tập làm quen với môi trường mới
Trong tuần đầu tiên, cha mẹ cần đưa con ra thăm quan nhà trẻ, làm quen với cô giáo và các bạn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. Sang tuần thứ hai, khi bé hứng thú hơn thì gửi ở lại lớp nửa buổi, trưa đón về. Tuần thứ ba, nếu bé đã quen thuộc với môi trường mới, cha mẹ có thể cho con đi học cả ngày. Khi đã sang giai đoạn gửi con cả ngày, cha mẹ nên tới đón con sớm hơn các bạn một chút cho tới khi con thích nghi hoàn toàn với trường học.
Đảm bảo con ngủ đủ giấc
Mẹ cần đảm bảo bé được ngủ đủ giấc và thường xuyên mát xa giúp máu lưu thông hoàn thiện hệ tuần hoàn và phát triển hệ hô hấp non nớt của bé. Trẻ 1-3 tuổi cần ngủ 13-14 tiếng/ngày, trẻ từ 3-6 tuổi cần 11-12 tiếng/ngày.
Bé cần ngủ đủ giấc để hoàn thiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp
Bổ sung chất tăng sức đề kháng cho bé
Mẹ nên chuẩn bị một bộ giáp vững chắc cho bé bằng cách bổ sung chất tăng sức đề kháng khoảng 1-2 tháng trước khi đi học.
Một trong những hoạt chất giúp tăng sức đề kháng hiệu quả và an toàn cho bé hiện nay là nhóm Betaglucan trong đó chất Beta (1.3,1.6) -D-Glucan của sản phẩm Imunoglukan có hoạt lực mạnh nhất. Với thành phần được chiết xuất từ nấm sò tự nhiên với hàm lượng cao nhất, Imunoglukan đã được chứng minh lâm sàng làm giảm ít nhất 50% tần suất bị nhiễm trùng hô hấp ở trẻ. Sản phẩm có nguồn gốc từ châu Âu và được các bậc cha mẹ tại hơn 30 quốc gia trên thế giới tin dùng như Anh, Pháp, Đức.
Imunoglukan giảm hiệu quả tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ
Với bộ giáp vững chắc được hình thành từ Imunoglukan, sức đề kháng của bé tốt hơn, chống lại mọi tác nhân gầy bệnh từ ngoài môi trường. Không chỉ vậy, hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động tốt hơn, kích thích vị giác giúp bé không còn biếng ăn khi đi nhà trẻ.
Tích cực cùng bé tham gia các hoạt động ngoài trời
Bé cần được vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Vận động không chỉ giúp bé thoải mái, vui vẻ, linh hoạt hơn mà còn giúp bé ăn ngon ngủ tốt hơn, tăng sức đề kháng cực hiệu quả. Cha mẹ nên cùng bé vận động bằng cách đi bộ, đạp xe, … vào mỗi buổi chiều sau khi từ trường về hoặc để trẻ tham gia trò chơi với bạn bè. Điều này vừa giúp trẻ năng động vừa dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.
Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch
Cha mẹ phải đảm bảo cho con được tiêm đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Với những mũi tiêm chủng dịch vụ, tùy điều kiện và quan điểm từng gia đình nhưng cũng nên cho bé được tiêm đủ, đặc biệt là mũi vắc xin phòng bệnh cúm vào tháng 9, 10 hàng năm.
Trả lời