Với chúng ta, tiếng ho là một phản xạ sinh lý quan trọng của cơ thể con người. Mẹ có biết là, ho giúp làm sạch đường thở bằng cách tống xuất các dịch tiết, đờm và vật thể lạ bất thường bên trong đường thở ra ngoài không nhỉ? Đây cũng là một phản xạ có lợi, giúp hạn chế việc xâm nhập đột ngột của các dị vật và bảo vệ đường thở đó.
Bởi vậy, tiếng ho chẳng phải “kẻ thù” mà còn là “sứ giả” báo hiệu sớm các vấn đề sức khỏe của bé đó, mẹ ơi. Nếu bé bị ho nhiều và kéo dài dai dẳng thì rất có thể bé đã mắc phải một bệnh lý nào đó mất rồi! Rất nhiều bạn nhỏ khác đã bị những cơn ho làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng.
Bác sĩ Tuấn Như chỉ ra rằng: “Cung phản xạ ho gồm: Các thụ cảm thể gây ho ở họng, thanh quản, phế quản lớn, màng phổi và trung thất.” Ngoài ra, nhưng thụ cảm thể này còn xuất hiện ở gan, tử cung và ống tai nữa đó. Cơn ho bắt nguồn từ hành tủy gần sàn não thất IV, sau đó sẽ lan dần ra các dây thần kinh như dây hướng tâm, dây quặn ngược, dây cơ hoành và dây liên sườn…
Để cơ thể có thể ho được thì phải trải qua rất nhiều giai đoạn mẹ ạ! Đầu tiên, dây X ở phổi sẽ cảm thụ những kích thích cơ học và hóa học ở đường dẫn khí để truyền tín hiệu về thân não và vỏ não. Từ đây, não bộ mới khởi động phản xạ ho của bé! Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cơn ho từ nhiễm trùng các đường hô hấp, viêm phổi, dị ứng, thậm chí là ung thư nữa cơ đấy!
Các loại ho thường gặp ở trẻ
Hơn hết, mẹ có biết rằng ho cũng có rất nhiều loại với cơ chế và âm thanh khác nhau không nhỉ? Nếu như bé con ho nhiều, mà lại không có đờm với chất nhầy thì có thể đó là triệu chứng của là ho khan. Loại ho này khá phổ biến bởi vì chỉ cần một số kích thích nhỏ như khói, bụi, thay đổi thời tiết... cũng dễ dàng mắc phải. Còn nếu bé ho ra đờm thì chắc chắn bé đang bị chứng ho có đờm mất rồi! Những cơn ho có đờm thường có triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm mũi xoang, lao phổi…Ho có đờm cũng trở nặng hơn về đêm và tùy thuộc vào tính chất của đờm mà có thể suy ra nhiều loại bệnh khác nhau.
Lại có những cơn ho kéo dài dai dẳng mãi mà chẳng dừng. Bác sĩ Như gọi đó là ho mãn tính. Những bạn nhỏ từ 2-3 tuổi rất hay mắc phải tình trạng này đấy mẹ ạ! Đáng sợ hơn, có những bé còn bị ho ra máu khiến mẹ vô cùng hốt hoảng và lo lắng. Đây là hiện tượng ho khạc ra máu từ đường hô hấp dưới, thường liên quan đến bất thường bên trong đường thở và phổi. Bác sĩ Như nhắc mẹ: “ Ở trẻ em, nhiễm trùng đường hô hấp, dị vật và giãn phế quản là những nguyên nhân phổ biến nhất gây là hiện tượng ho ra máu.” Vậy nên, mẹ hãy chú ý nếu bé yêu gặp phải tình trạng nguy hiểm này nhé!
Có những cơn ho lén lút hơn, ẩn mình bằng những hiện tượng vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Đó là ho đêm, ho và thở khò khè cùng với ho đi kèm thở rít mẹ ạ. Đây đều là những biểu hiện bất thường và khó nhận biết hơn mà lại nguy hiểm chẳng thua kém gì so với những anh em của chúng. Nếu mỗi buổi tối, bé yêu bị ho nhiều trong giấc ngủ thì khả năng cao bé đã bị chứng ho đêm rồi mẹ ạ! Còn với ho và thở khò khè, khả năng cao là bé đang bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới, dẫn đến những tình trạng như hen, viêm phế quản tiểu phế quản, dị vật đường thở… Bác sĩ Như đặc biệt lưu ý: “Nếu bé vừa ho nhiều mà lại thở rít liên tục thì có thể bé đang bị tắc nghẽn đường dẫn khí ngoài lồng ngực, cần phải đưa bé đi khám ngay để điều trị kịp thời để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc!”
Điều trị ho và chăm sóc trẻ bị ho
Mẹ hãy đừng lo lắng quá bởi hiện tại, các bác sĩ đã có rất nhiều phương pháp thăm khám khác nhau để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị triệt để. Tìm hiểu nguồn gốc của tiếng ho, các bác sĩ có thể chụp X-quang phổi, xét nghiệm nhiễm trùng, nội soi phế quản cũng như kiểm tra các chức năng ở phổi… Khi đã xác định được các nguyên nhân gây ho, bé con có thể được bắt đầu điều trị ngay để giảm thiểu những nguy cơ mà cơn ho mang lại. Nếu bé bị suy hô hấp thì bác sĩ sẽ bổ sung oxy liên tục, nếu bé bị nhiễm trùng thì phải dùng kháng sinh phù hợp. Còn nếu bé bị hen suyễn thì sẽ có ngay thuốc giãn phế quản, thậm chí nếu có dị vật thì các bác sĩ cũng sẽ can thiệp ngay để loại bỏ và lập phác đồ điều trị ngay. Nhìn chung, với sự can thiệp của nền y học hiện đại, mẹ có thể hoàn toàn an tâm về sức khỏe của bé yêu.
Tuy vậy, bác sĩ Như cũng căn dặn: “Mẹ cũng nên chú ý đưa bé đi khám ngay nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như: Khó thở, tím tái, sặc thức ăn hoặc đồ vật nhỏ, ho ra máu, bỏ ăn, nôn, không đáp ứng thuốc hạ sốt khi sốt cao, co giật…” Đó là những biểu hiện nguy hiểm cần phải khám xét và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, nếu không có những dấu hiệu bất thường thì mẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc hạ sốt, các loại thực phẩm tốt cho đường thở như: chanh mật ong, siro ho Prospan nhưng theo chỉ định của bác sĩ nhé! Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước và trái cây tươi, hạn chế để bé tiếp xúc với các môi trường không khi độc hại và giữ nhà cửa sạch sẽ nhé!
Nhìn chung, bệnh ho là một căn bệnh phổ biến và thường xuyên xảy ra bất cứ lúc nào! Nếu xuất hiện những triệu chứng không rõ nguyên nhân thì mẹ hãy đừng chủ quan mà không đưa bé yêu đi khám cụ thể. Mẹ hãy luôn bình tĩnh và sát sao để sức khỏe của bé luôn được đảm bảo an toàn và phát triển toàn diện nhé!
Trả lời