Theo Thầy thuốc ưu tú, TS.BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, ho là một trong các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp; tuy nhiên, không phải trẻ cứ ho nhiều đồng nghĩa với trẻ đã mắc bệnh nặng.
Ho nhiều có đồng nghĩa trẻ mắc bệnh nặng?
Khi thấy trẻ đột nhiên xuất hiện triệu chứng ho nhiều, nhiều cha mẹ luống cuống, lo sợ con mình đã mắc bệnh nặng và ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.
Nhưng theo khuyến cáo của Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ Bác sĩ Trần Anh Tuấn, “bệnh nặng hay bệnh nhẹ không phụ thuộc hoàn toàn vào việc trẻ bị ho ít hay ho nhiều”. Khi trẻ ho nhiều mà không kèm theo khó thở, sốt cao thì đôi khi ho lúc này là phản xạ tự nhiên và cần thiết để tống dị vật ra ngoài, giúp lưu thông đường thở tốt hơn.
Điểm xuất phát phản xạ ho chủ yếu nằm ở đường hô hấp trên. Vị trí phổi nằm sâu bên trong, thuộc sâu trong đường hô hấp dưới nên những trường hợp trẻ bị viêm phổi thường không bị ho nhiều như trường hợp viêm đường hô hấp trên. Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị viêm phổi khá nặng, tới mức có biến chứng phổi có mủ nhưng trẻ không hề bị ho.
Là một trong số những bà mẹ đã rơi vào trường hợp này, chị Lương Ngọc H. (25 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: Tháng trước khi thấy bé nhà mình có triệu chứng khó thở, con sốt 2-3 ngày mà uống thuốc hạ sốt không đỡ, mình mới đưa con đi viện. Khám xong, bác sĩ kết luận con bị viêm phổi khiến mình khá bất ngờ vì ở nhà bé hoàn toàn không ho tiếng nào. Trước giờ mình cứ nghĩ, con bị viêm phổi thì phải ho nhiều và dai dẳng nhiều ngày.
Do đó, việc trẻ ho nhiều ho ít không thể phản ánh hết được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, các phản xạ chưa hoàn chỉnh, trong đó có phản xạ ho. Thay vì thế, chúng ta cần phải kết hợp với việc quan sát trẻ hiện đang thở ra sao, có dấu hiệu nguy hiểm hay không.
Dấu hiệu nào để chuẩn đoán sơ bộ tình trạng của bé
Thở nhanh
Theo TS.BS Trần Anh Tuấn, ngoài việc quan sát và lắng nghe tiếng ho của trẻ, việc theo dõi nhịp thở của trẻ được khuyến cáo là một trong những phương pháp để cha mẹ có thể đoán biết thêm về tình trạng bệnh của con. Đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ từ viêm đường hô hấp trên bình thường chuyển sang viêm phổi.
Để theo dõi nhịp thở tốt nhất, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số điểm như: Chuẩn bị sẵn một chiếc đồng hồ hoặc điện thoại để bấm giờ trong 60s; Đặt bé nằm yên trên giường, quan sát lúc bé không khóc, không bú. Chúng ta sẽ nhìn vào phần bụng của trẻ, mỗi lần ngực bụng nhấp nhô là một nhịp.
Với mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có ngưỡng thở nhanh khác nhau:
- Đối với em bé dưới 2 tháng: Ngưỡng thở nhanh là 60 lần/phút. Tức là nếu bé dưới 2 tháng tuổi mà đếm được 60 nhịp thở trở lên trong vòng 1 phút có nghĩa bé đang có dấu hiệu thở nhanh.
- Đối với em bé từ 2 tháng – 1 tuổi: Ngưỡng thở nhanh là 50 lần/phút
- Đối với bé trên 1 tuổi: Ngưỡng thở nhanh là 40 lần/phút
Khi đã theo dõi thấy bé có dấu hiệu thở nhanh, cha mẹ cần theo dõi trẻ sát sao, và có thể đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
>> Click để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia của Prospan
Dấu hiệu co lõm lồng ngực khi thở
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị co lõm lồng ngực thì lúc này, đừng chần chừ, trẻ lúc này cần được đưa ngay đến bệnh viện vì bệnh đã chuyển biến nặng hơn.
Để quan sát dấu hiệu này, TS.BS Trần Anh Tuấn chia sẻ, cha mẹ cần:
- Bắt buộc phải cho các bé nằm (trên giường càng tốt, nếu không thì có thể cho bé nằm trong lòng mẹ).
- Vén cao áo của trẻ để dễ dàng quan sát
- Quan sát đầy đủ phần ngực, dưới lồng ngực của bé thở như thế nào.
Bình thường khi bé thở thì phần dưới lồng ngực vẫn nở ra để tiếp nhận oxy. Tuy nhiên, nếu thấy phần dưới lồng ngực mỗi lần bé hít vào bị hóp, lõm thì khi đó bé bắt đầu có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực, cảnh báo bé đã bị viêm phổi nặng và cần nhập viện ngay.
Như vậy, đối với các bé bị mắc các bệnh về hô hấp, ngoài triệu chứng ho thì dấu hiệu quan trọng hơn cần lưu ý là quan sát em bé thở như thế nào: thở nhanh không? Có bị co lõm lồng ngực khi thở không? Bởi khi trẻ mắc bệnh viêm phổi, thông thường trẻ không có dấu hiệu ho nhiều như trường hợp viêm đường hô hấp trên, dẫn đến việc đánh giá mức độ nặng nhẹ sẽ không chính xác.
>> Click để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia của Prospan
>> Vỗ rung long đờm – hướng dẫn cách thực hiện chuẩn chuyên gia
>> TS.BS Trần Anh Tuấn hướng dẫn cách xử trí triệu chứng ho, sốt của trẻ trong mùa dịch COVID-19
Trả lời